14/05/2022
Hệ thống phanh ABS và phanh CBS có gì khác nhau? Loại nào an toàn hơn?
Với những ai yêu xe hoặc muốn tìm hiểu để mua xe chắc hẳn đã từng nghe đến 2 hệ thống phanh phổ biến là phanh ABS và phanh CBS. Nhiều mẫu xe cũng có mức giá chênh lệch khác nhau cũng 1 phần vị hệ thống phanh được trang bị trên xe. Vậy 2 hệ thống phanh này có gì khác nhau, bạn nên chọn loại phanh nào cho “xế yêu” của mình, hãy cùng Hòa Bình Minh tìm hiểu nhé.
Nội Dung Bài Viết
Thế nào là hệ thống phanh ABS?
Phanh ABS viết tắt của các từ tiếng anh Anti-lock Braking System, hoạt động dựa trên cơ chế chống bó cứng phanh. Công nghệ này đã xuất hiện từ lâu trên các phương tiện phổ biến như ô tô hoặc mô tô phân khối lớn. Chính vì nhận thấy sự quan trọng của hệ thống phanh này với các phương tiện đi lại, các nhà sản xuất đã quyết định trang bị chúng trên các mẫu xe máy mới hiện nay.
Trong quá trình phanh gấp, ABS sẽ đồng thời kẹp và nhả đĩa phanh, chứ không bám ghì vào má phanh và đĩa giống các bản phanh thường. Cách xử lý này hết sức an toàn, giúp bánh xe khi phanh gấp không bị trượt dài do phần má phanh ôm cứng vào đĩa phanh như ở thế hệ cũ. Nếu xe được trang bị hệ thống phanh ABS, khi xảy ra tình huống phanh gấp, bánh xe vẫn quay nhưng tốc độ sẽ được giảm dần, xe vẫn bám đường vẫn cực tốt.
Khi đó, với tác dụng của cảm biến và hệ thống điều khiển trên từng bánh xe, trong quá trình phanh gấp, hệ thống phanh ABS giúp má phanh liên tục kẹp và nhả đĩa phanh (chứ không bám ghì má phanh vào đĩa như những loại phanh thường), điều này tránh khỏi việc má phanh ôm cứng vào đĩa phanh khiến bánh xe không quay trên đường mà trượt dài. Với hệ thống phanh ABS, bánh xe vẫn tiếp tục quay, nhưng với tốc độ chậm và vẫn bám đường.
Nếu bạn muốn lắp thêm hệ thống phanh ABS hãy đến các trung tâm uy tín để được kiểm định xem xe có được hỗ trợ phù hợp không. Nhiều xe vốn không được thiết kế và sản xuất phù hợp với ABS, nên nếu bạn cố tính “độ” thêm khá nguy hiểm khi đi lại.
Hệ thống phanh CBS là gì?
Phanh CBS được viết tắt từ các cụm từ tiếng anh Combi Brake System, hiểu đơn giản là loại phanh xe kết hợp giữa cả hai phanh trước và sau.
Xét về mặt cấu tạo thì phanh CBS có kết cấu khá đơn giản và gọn nhẹ. Chúng kết hợp giữa hệ thống dây phanh và một bộ điều chỉnh áp lực phanh, giúp phân bổ phần lực phanh xuống đều ở cả bánh trước và sau.
Nguyên lý hoạt động của CBS được minh họa như sau, khi bóp phanh thì phần lực ma sát được tạo ra ở cả 2 bánh xe, giúp đảm bảo sự cân bằng lực bánh trước và bánh sau. Chính bởi sự phân bổ lực đồng đều cùng lúc cho bánh trước và bánh sau tạo nên tổng thể của xe cân bằng khi xảy ra tình trạng phanh gấp. Đây được đánh giá là hệ thống phanh xe dễ dùng, nhất là những bạn có ít kinh nghiệm về phanh xe.
Hướng dẫn cách phân biệt nhanh phanh ABS và phanh CBS
Để phân biệt được 2 hệ thống phanh này cũng không quá khó, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt phanh ABS và phanh CBS chuẩn xác nhất.
- Với hệ thống phanh CBS, mỗi khi bóp phanh thì đồng thời cả 2 bánh trước và sau đều được phanh lại cùng lúc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bóp tay phanh trước, thì chỉ có hệ thống phanh trước hoạt động. Nguyên lý hoạt động của CBS dựa trên cơ học, không có sự tác động của hệ thống điện tử, chính vì thế nên để sử dụng hiệu quả hệ thống phanh này, người điều khiên xe phải có kỹ năng phanh trên xe máy.
- Ngược lại, nếu xe bạn sở hữu hệ thống phanh ABS, mỗi khi bóp phanh bánh xe không bị trượt vì có thêm thiết bị điện tử can thiệp. Khi phanh gấp, ABS sẽ bóp thả liên tục phù hợp với tốc độ bánh xe, tránh tình trạng bó cứng bánh xe để phanh. Quá trình xử lý này giúp hạn chế tối đa tình trạng bó cứng phanh dẫn đến trượt bánh, gây nguy hiểm cho người điều khiển xe. Tuy nhiên, cũng không thể thần thánh hóa ABS, nếu bạn đang cua gấp mà bóp phanh gấp thì khả năng ngã xe vẫn rất cao. Chính vì thế, xe bạn có trang bị hệ thống phanh hiện đại đến đâu thì cũng không bằng việc đi xe cẩn thận của bản thân.
Phanh ABS và phanh CBS loại nào đắt hơn?
Để lắp một hệ thống phanh CBS, nhà sản xuất chỉ cần bổ sung thêm bộ phận bổ lực phanh từ phanh tay trái xuống cả bánh trước và bánh sau. Ngược lại, với ABS không những cần có cảm biến riêng với từng bánh xe giúp xác định lực ma sát của bánh. ABS còn có thêm bộ xử lý CPU, đèn báo hiệu…Chính sự phức tạp cầu kì hơn, nên ABS sẽ có mức giá cao hơn các dòng xe sử dụng CBS.
Hiện nay trên các mẫu xe máy mới nhất của Honda, hãng cũng đang dần trang bị hệ thống phanh ABS trên các mẫu xe đời mới của mình. Chính bởi sự an toàn, dễ sử dụng nên việc chênh lệch vài triệu so với phiên bản xe không có ABS vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn, để nâng cao sự an toàn khi đi lại trên đường.
Phanh ABS và phanh CBS loại nào an toàn hơn?
Do lực phanh được phân bổ đều lên cả 2 bánh xe, nên phanh ABS và phanh CBS đều là những hệ thống phanh chất lượng giúp giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông. Tuy nhiên, để đánh giá khách quan thì phanh ABS loại bỏ được tình trạng trượt bánh xe, còn CBS vẫn xảy ra tình trạng bó cứng phanh nếu bạn phanh gấp ở những tuyến đường ma sát kém.
Chính vì thế nên những mẫu xe thể thao, côn tay hệ thống phanh ABS luôn được lắp đặt đầy đủ ở cả 2 bánh. ABS vừa có độ phức tạp bởi hệ thống điều khiển điện tử, khả năng bám đường, chống bó cứng cũng rất tốt. Hiện nay, hệ thống phanh ABS được lắp đặt rất nhiều trên các mẫu xe tay ga đi trong nội đô chứ không chỉ ở trên dòng xe côn tay. Nếu xe bạn chưa có hệ thống phanh ABS, bạn có thể đem xe đến các cơ sở xe máy gần nhà để kỹ thuật viên tư vấn xe bạn có thể lắp thêm hệ thống phanh này không nhé. Ở Việt Nam, càng an toàn càng được chú trọng vì chi phí cũng không quá cao ngược lại sự an toàn của bạn lại được nâng cao.
Trên đây là một số cách phân biệt phanh ABS và phanh CBS trên xe máy mà Hòa Bình Minh xin chia sẻ đến cho bạn, hi vọng đây sẽ là thông tin hữu ích với các bạn.