28/06/2021

Hướng dẫn kiểm tra má phanh xe máy

Má phanh bị ăn mòn, đĩa phanh cong vênh chính là nguyên nhân gây ra tiếng kêu, đồng thời, phá hủy cả hệ thống phanh khiến việc điều khiển xe của bạn mất an toàn và có nguy cơ gây ra tai nạn đáng tiếc.

phanh-xe-may-hoabinhminhxemay-1

Sau một thời gian sử dụng thì má phanh sẽ bị mòn đi do việc sử dụng vì vậy việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng sẽ không những kéo dài tuổi thọ của các chi tiết trong hệ thống phanh mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Việc kiểm tra độ mòn má phanh tương đối dễ dàng bạn có thể tự làm được điều này. Hãy cùng Hoabinhminhxemay.com đi tìm hiểu chi tiết về hệ thống phanh xe máy và cách kiểm tra má phanh xe máy nhé.

Cấu tạo của phanh xe máy

Bố thắng xe máy gồm 2 bộ phận chính là bộ phanh và bộ điều khiển. Mỗi xe đều có phanh sau và phanh trước. Phanh trước trên xe số sẽ được lắp bên phải và được điều khiển bằng tay. Phanh sau sẽ được lắp đặt ở chỗ để chân bên phải và được điều khiển bằng chân. Trong khi đó, ở xe tay ga thì được lắp ở hai bên tay điều khiển. 

Cấu tạo của phanh xe gồm: 

– Phanh tay gồm dây phanh, vỏ ruột và ốc siết dây phanh

– Phanh chân gồm lò xo hoàn lực, tán hiệu chỉnh, bàn đạp phanh và cây sắt điều khiển. 

Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh xe máy

Bình thường, khi phanh không được sử dụng, hai má thắng sẽ ép sát vào cam thắng. Do có 2 lò xo hoàn lực nên lòng đùm lúc này sẽ quay tự do. Mỗi khi bóp phanh, vòng xoay sẽ xoay phanh má phanh. Lúc này, thông qua phanh xe, các mấu lồi của cam thắng sẽ đẩy hàm thắng ép sát vào lòng đùm tạo ra sự ma sát khiến bánh xe không quay được. Khi đã hết lực tác động, nhờ lò xo hoàn lực mà cam thắng sẽ trở về vị trí cũ, bánh xe sẽ quay bình thường. 

phanh-xe-may-hoabinhminhxemay-2

Phanh đĩa tạo lực phanh lớn mờ ma sát của má phanh và đĩa phanh thông qua lực dẫn động của dầu phanh. Lực phanh được dẫn động từ tay phanh đến dầu phanh và tiếp đến là piston đẩy má phanh ép vào đĩa phanh.

phanh-xe-may-hoabinhminhxemay-3

Kiểm tra má phanh, đĩa phanh, tăng bua

Má phanh bị ăn mòn, đĩa phanh bị cong vênh, tăng bua bị sướt chính là nguyên nhân gây ra tiếng kêu, đồng thời phá huỷ cả hệ thống phanh gây mất an toàn khi điều khiển xe.

Kiểm tra má phanh mòn

Đối với phanh tang trống: Kiểm tra độ mòn má phanh và trống phanh nếu dấu mũi tên trên tấm chỉ thị trùng với dấu tam giác trên bảng má phanh khi phanh.

phanh-xe-may-hoabinhminhxemay-7

Đối với phanh đĩa: Kiểm tra độ mòn má phanh bằng cách nhìn vào rãnh báo chỉ độ mòn má phanh nếu rãnh này không còn chứng tỏ má phanh đã hết.

phanh-xe-may-hoabinhminhxemay-4

Kiểm tra đĩa phanh

Quan sát đĩa phanh có bị sướt và có bị vênh không đồng thời kiểm tra độ dày của đĩa phanh nếu độ dày đĩa phanh dưới 4mm thì chúng ta nên thay mới đĩa phanh.

phanh-xe-may-hoabinhminhxemay-5

Kiểm tra tăng bua

Nếu tăng bua bị mòn hoặc sướt thì phải đóng sơ mi hoặc thay tăng bua mới.

phanh-xe-may-hoabinhminhxemay-6

Độ bền của má phanh xe máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Tốc độ xe

– Trọng lượng người ngồi trên xe

– Chất liệu má phanh

– Nhiệt độ của mặt đường khi xe lưu thông

– Địa hình, quãng đường duy chuyển

– Phanh nhiều hay ít.

Thông thường tuỳ vào khu vực duy chuyển ở thành thị hay nông thôn và cách lái xe của mỗi người khác nhau nên độ mòn của má phanh khác nhau. Trung bình khoảng 15.000 km thì bạn nên thay má phanh để đảm bảo an toàn.

Lưu ý khi thay má phanh xe máy

Khi có dấu hiệu phanh không chính xác, bạn nên lập tức thay má phanh (chỉ khoảng vài chục hoặc dưới 200,000 đồng), nếu để lâu đĩa phanh bị mòn có thể bạn mất tới hàng triệu đồng. Có nhiều loại má phanh xe máy trên thị trường nhưng chủ yếu và phổ biến nhất là má phanh hữu cơ và má phanh nung kết tùy theo từng dòng xe.

Chọn mua má phanh cần dựa vào tốc độ vận hành xe. Trong trường hợp má mới, đĩa cũ, rà phanh chính là công đoạn giúp má thích ứng với bề mặt đĩa, nên phanh rà (phanh nhẹ) trong 100 km đầu tiên để tăng tuổi thọ má. Tuyệt đối không sử dụng má cũ với đĩa mới, bởi các vân xước trên má sẽ làm hỏng mặt đĩa và bạn sẽ phải tốn một khoản tiền không nhỏ để thay phanh đĩa.

Hướng dẫn kéo dài tuổi thọ các chi tiết trong hệ thống phanh

  • Sử dụng đồng thời cả hai phanh (trước và sau) với lực phanh tăng dần
  • Khi đổ đèo hoặc xuống dốc nên kết hợp sử dụng phanh bằng động cơ (về số thấp)
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh và thay dầu phanh định kỳ
  • Vệ sinh đất,cát bám vào hệ thống phanh sau khi đi mưa hay qua đoạn đường lầy lội
  • Sử dụng và thay thế bằng phụ tùng chính hãng các chi tiết trong hệ thống phanh để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người lưu thông. 

So sánh má phanh cũ và má phanh mới

Tổng Kết

Trên đây là bài viết tổng hợp về hệ thống phanh xe máy gồm cấu tạo và cách kiểm tra má phanh để giúp cho các bạn có thể lái xe an toàn và giúp cho chiếc xe được vận hành bền bỉ. Quý khách hàng và các bạn có nhu cầu kiểm tra và thay thế má phanh chính hiệu từ các hãng xe máy, xin vui lòng gọi vào số hotline của Hoà Bình Minh Xe Máy – chúng tôi hân hạnh được phục vụ!

Xem thêm: Hướng dẫn chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn